Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

7 Bí Quyết Uống Rượu Mà Không Say

7 Bí Quyết Uống Rượu Mà Không Say

Không chỉ với những người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, đối tác mà ngay trong dịp cuối năm này mỗi người sẽ tham dự rất nhiều các bữa tiệc. Dưới đây là vài bí để bạn có thể giữ được sức khỏe nhưng không phải từ chối quá nhiều lời chúc tụng khi “được mời” uống bia rượu.

1. Biết rõ tửu lượng của mình
Tửu lượng của mỗi người rất khác nhau, tùy theo trọng lượng, tuổi tác, giới tính… Hãy xác định rõ tửu lượng của mình và tránh vượt quá “ngưỡng an toàn” này để đảm bảo sức khỏe và an toàn sau những buổi tiệc. Thông thường, ngưỡng an toàn khi uống bia (nồng độ 4%) là từ 300-350ml, rượu sâm banh (nồng độ 11%) khoảng 150-200ml và rượu màu có mùi (nồng độ 17-20%) khoảng 50ml.

2. Ăn trước khi uống
Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, mà khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày.
Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.

3. Uống chậm trong suốt buổi
Trung bình cơ thể bạn cần khoảng 1 giờ đồng hồ để “tiêu hóa” hết 30ml thức uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh thì cơ thể càng mất khả năng chống lại sự “tấn công” của chất cồn. Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể:
5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu.  30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu.
 Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu.
 Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”.

4. Tuyệt đối không “đọ”
Đừng vì bất cứ lý do gì mà “hơn thua” trong khi uống rượu. Tất cả hậu quả chỉ có bạn chịu thôi. Chỉ lên ly khi có lý do thực sư hợp lý, và khéo léo từ chối những lời mời, lời khích từ người khác. Khuấy động không khí trên bàn tiệc, hòa nhập với mọi người nhưng vẫn kiểm soát được – đó là một nghệ thuật.

5. Bổ sung vitamin B
Một trong những nguyên nhân làm bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi uống các thức uống có cồn là do cơ thể mất đi các vitamin B. Do đó, việc bổ sung vitamin B6 và vitamin B tổng hợp sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chống lại cảm giác say. Vitamin B dễ dàng tìm thấy trong các thực phẩm như sữa, súp lơ xanh, cà rốt, dưa đỏ, mơ, quả hạnh, lạc và các loại rau xanh đậm...

6. Tuyệt đối không pha trộn
Việc pha trộn các loại nước ngọt có gas và đồ uống có cồn sẽ làm bạn say nhanh chóng. Vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm chất cồn ngấm vào máu nhanh hơn. Ngoài ra bạn cũng cần tránh uống lẫn lộn các thức uống có cồn với nhau.

7. Bổ sung thêm nước lọc và hoa quả
Hãy uống một ly nước lọc để bổ sung lại nước cho cơ thể khi kết thúc buổi tiệc. Còn nếu muốn mau chóng tỉnh táo, hãy uống một ly trà atiso vì đây là một loại thảo dược có khả năng giải rượu rất tốt. Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo.
Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, vì có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. Việc ăn trái cây này cũng có thể giảm sự đau đầu của bạn khi uống những loại có nồng độ cồn cao.
Và điều cuối cùng bạn nên nhớ: “Đã uống thức uống có cồn thì không được lái xe’’. Chất cồn không chỉ làm suy giảm khả năng điều khiển xe mà còn ảnh hưởng đến khả năng phán đoán âm thanh, dễ dẫn đến những tai nạn gây tổn hại tới bản thân và những người khác. Do đó, hãy chủ động nhờ bạn bè, người quen hay người thân trong gia đình đến đón bạn, còn nếu không thể, hãy gọi một chiếc taxi đưa bạn về.
Sưu tầm- Proguide.vn

Mẹo uống rượu không say

1. Uống chậm 

Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể: 5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu. 30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu. Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để “tiêu hủy” hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự “tấn công” của rượu. Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người “tửu lượng” kém, bạn cũng khó lòng bị rượu “ hạ gục”. 

2. Ăn trước khi uống 


Trước khi uống rượu nên ăn một chút thức ăn. Đây chính là cách chống say hiệu quả nhất. Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, mà khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày. Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi “bữa nhậu” là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất. 

Các thành phần prôtit và chất béo của sữa khi uống sẽ đọng lại ở thành dạ dày, làm hạn chế khả năng thẩm thấu chất cồn của thành dạ dày. 

3. Ăn hoa quả ngay sau khi uống rượu 

Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo. Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, hồng chín có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả như quả hồng không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng “tiêu hóa”, mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể. 

Bí kiếp : uống rượu không say : 

1. Trước khi uống rượu, làm một ly nhỏ dầu ăn (marvela chẳng hạn), lớp dầu này sẽ phủ toàn bộ lớp lông trong dạ dày, rượu không thấm qua được hoặc rất ít nên uống vô tư. 

2. Trước khi uống làm 2 trái chanh, vắt lấy nước, nếu thấy chua qua thì thêm một ít nước sôi nóng rồi uống. Rượu là Bazo, Chanh là axit , nó hòa tan nhau. Lại uống thoải mái.3. Khi uống rượu cố gắng không được uống nước(bất cứ nước gì) để chữa cháy, uống nước sẽ làm căng bụng nhưng lượng rượu đưa vào ko hề giảm –> Nhanh ói. 

4. Trong lúc uống rượu, uống một ly một lần , chỉ một lần nếu quá 1 sẽ gây cảm giác như uống 2 ly, nhanh xỉn. 

5. Trong lúc uống cố gắng nói nhiều và cười vừa tạo không khí vui vẻ, vừa bay bớt hơi rượu. 

6. Sau khi uống xong (là nổi máu dê rồi nhé), nếu đi chơi tiếp thì thôi (đô cao), còn về nhà không được nằm liền vì nằm mọi thứ sẽ dốc ngược lên –> Ói. 

7. Tết sẽ uống rất nhiều nhà, nên nếu thấy hơi hơi choáng thì đừng gắng, kiếm chổ nào nằm nghỉ một tí (1 tiếng) sau đó chiến tiếp, lúc này sẽ uống rất kinh khủng. 

8. Nếu say ko thể uống được, thì nghỉ một tí, ngồi tựa lưng vào thành giường rồi sau đó ngủ (ko được uống nước). 

9. Không nên móc cho ói ra, vì sẽ tạo thành thói quen, đến “cửa” đó là phải ói. 

10. Mang bạn gái đi theo, uống có hơi xỉn tí nhưng được nhiều việc. 

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Văn hóa uống rượu bia

Tôi xin đề cập văn hóa uống rượu, bia. Chúng ta đã biết, rượu xuất hiện ở nước ta từ lâu đời, nó đã trở thành phong tục truyền thống của dân tộc. Rượu không thể thiếu được trong cúng tế, lễ hội, cưới hỏi…

Hồi nhỏ, tôi thấy các vị cao niên gọi là “nhắm rượu”, hay “nhấm rượu”, nghĩa là thưởng thức rượu, coi rượu chỉ là vật dẫn để ăn thức ăn ngon hơn, để tạo ra bầu không khí vui vẻ, dễ tâm sự với nhau hơn… Uống rượu như vậy sẽ có lợi cho sức khỏe, cho sự thân ái đoàn kết; uống xong về thanh thản, dễ ngủ hơn nên được gọi là “Tiên tửu”.

Ngày nay, người ta gọi là “uống rượu”, thậm chí là “nốc rượu”, nghĩa là vào cuộc uống rượu bia là chính, ăn là phụ. Uống như vậy sẽ rất có tác hại như các bài viết đã đề cập. Hiện nay xuất hiện các “khái niệm” về uống rượu như sau:

1. Tiên tửu: Những người uống rượu bia vừa phải, uống cho ngon miệng, uống xong sảng khoái ngâm thơ, xướng họa, hoặc ngủ một giấc ngon lành. Như vậy khác nào Tiên.

2. Ngôn tửu: Những người “tửu nhập, ngôn xuất”, rượu vào lời ra, nói không kiềm chế được, nói tranh phần người khác, nói chẳng biết đúng sai. Những người như vậy rất dễ gây gổ mất đoàn kết, nếu gặp người uống rượu cũng như mình, vì lúc đó tranh nhau nói, không ai nghe ai.

3. Lộ tửu: Những người uống rượu bia xong thích đi, nhất là thích lái ô tô, xe máy phóng bạt mạng. Đây là nguyên nhân khiến tai nạn giao thông liên quan rượu bia gia tăng. Không chỉ tự gây tai nạn cho bản thân mà còn gây ra cho những người đi đường vô tội.


4. Dâm tửu: Những người uống rượu bia xong là muốn được thỏa mãn dục vọng. Nhiều người sau uống rượu lại đi “vui vẻ”, rất hại sức khỏe và tốn tiền.

5. Ngộ tửu: Những người uống rượu bia không làm chủ được bản thân, chửi bới, gây gổ, đánh nhau, ăn vạ với bất cứ ai, nhất là bạo hành vợ, con, thậm chí cả bố mẹ. Đã có nhiều vụ việc đau lòng mà kẻ uống rượu bia gây ra trong thời gian qua.

Ai cũng biết, uống rượu bia thế nào là tốt, uống thế nào là không tốt. Bỏ rượu bia thì khó, nhưng hạn chế sử dụng thì không khó. Qua đây tôi muốn truyền đi thông điệp đừng trở thành nạn nhân của “ma men”. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào người uống.